Quả thực là điều không dễ dàng để chống lại cơn buồn ngủ trong lúc lái xe khi bạn đang mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc lái xe đường trường vào ban đêm. Tuy nhiên, nếu biết cách, bạn có thể cải thiện tình hình nhằm giúp lái xe an toàn hơn.
Khi buồn ngủ, phản xạ của người lái sẽ chậm lại, độ tỉnh táo giảm, rất dễ căng thẳng và khả năng xử lý tình huống rất thiếu chính xác. Buồn ngủ và có chất cồn trong người khi lái xe là những nguyên nhân chính dẫn tới hàng nghìn vụ tai nạn mỗi năm. Vậy làm thế nào để tài xế nhận ra mình đang trong tình trạng báo động và các mẹo để đấu tranh với cơn buồn ngủ?
Nghiên cứu mới đây của Cục quản lý an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đã cho thấy 20% các vụ tai nạn và 12% các vụ "suýt tai nạn" là do tài xế ngủ gật khi lái xe. Một tài xế bị coi là đang "gà gật" khi anh ta nhắm mắt thay vì chớp mắt, đầu anh ta lắc lư về phía trước rồi gật gù về phía sau và thay vì đảo mắt quan sát đường đi hay nhìn gương, mắt anh ta thường đờ đẫn và chỉ tập chung về một điểm cố định.
Tuy nhiên, khác với quan niệm thường thấy, phần lớn các vụ tai nạn do lái xe buồn ngủ xảy ra vào ban ngày tại các thời điểm giao thông đi lại đông đúc. Những vụ tai nạn xảy ra ban đêm ít hơn nhưng lại thường có hậu quả nặng nề hơn do đi ở tốc độ cao và tài xế chỉ có một mình. Cơ quan này cũng tiến hành thử nghiệm và tìm ra các dấu hiệu nhận biết.
Nguyên nhân của tình trạng buồn ngủ khi lái xe chủ yếu là do thiếu ngủ và mệt mỏi. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm cũng dẫn tới tình trạng tài xế lơ đãng, mất tập trung.
Dưới đây là 10 cách để giúp tài xế thoát khỏi tình trạng ngủ gật và lái xe an toàn:
- Nên dừng xe khi cảm thấy buồn ngủ và uống càfê hoặc chè để lấy lại sự tỉnh táo.
- Sau khi uống cafe hoặc chè khoảng 30 phút mới được tiếp tục lên đường bởi cần có thời gian để nghỉ ngơi và để chất caffein ngấm vào máu.
- Trước khi lái xe đường trường nên ngủ đủ giấc, ít nhất là 6 tiếng hoặc hơn.
- Không nên làm việc cả ngày rồi lái xe cả đêm.
- Nên tranh thủ lái xe những lúc bạn tỉnh táo và nghỉ đêm thay vì lái thông cả ngày lẫn đêm.
- Nên tránh lái xe vào những thời điểm dễ gây buồn ngủ như giữa trưa và từ giữa đêm đến sáng.
- Nếu không thể ngủ những thời điểm đó thì hãy tạm dừng vài phút và nghỉ ngơi.
- Nên tránh ăn các thức ăn nhiều chất carbohydrate nên ăn các thức ăn giàu protein.
- Nên tránh sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ như thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm khi định lái xe.
- Khi lái xe đường trường một mình nên vặn to đài, thỉnh thoảng thay đổi chương trình để chống lại cơn buồn ngủ. Bên cạnh đó nên nghỉ 2h mỗi khi đi được 100 đến 120 dặm. Những lúc nghỉ nên ra khỏi xe, làm vài động tác thể dục nhất là với cổ và vai. Hãy lên lịch trình đi và không nên đi quá 300 đến 400 dặm/ngày.
Khi nào thì nên nghỉ ngơi
- Khi bạn không thể nhớ được những km cuối cùng bạn vừa đi qua.
- Khi bạn lái lệch ra khỏi làn đường của mình.
- Khi bạn cảm thấy suy nghĩ không còn thật tập trung.
- Khi bạn ngáp liên tục.
- Khi bạn cảm thấy khó tập trung hoặc mở mắt một cách tỉnh táo.
- Và khi bạn suýt đâm vào cái gì đó.
Theo thế giới ô tô
--------------------------------------------------------------
Trung Tâm Dạy Lái Xe Ô Tô Trường An
Chương trình phổ biến kiến thức cơ bản cho các học viên đang và có dự định sẽ tham gia các khoá học lái xe ô tô, học bằng lái xe B2.
Dạy lái xe ô tô Trường An hân hạnh mang đến cho các bạn những kiên thức cơ bản trong quá trình học bằng lái xe B2 của mình. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến lợi ích cho tất cả học viên.
Chúc các bạn thực hành lái xe an toàn và hiệu quả.