Nhảy đến nội dung

0933 427 999 | 0902 369 171

Số 470  Lạc Long Quân, P.5, Q.11, Tp.HCM

Banner

Hàng loạt sai phạm về cấp phép giấy phép lái xe bị phát hiện

Kết quả sơ bộ đợt thanh tra đầu tháng 5 nhằm kiểm tra công tác đào tạo, quản lý, sát hạch và cấp giấy phép lái xe tại các tỉnh phía Nam của thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đã phát hiện hàng loạt sai phạm như thiếu xe và không có sân tập lái, thiếu giáo viên trong khi số học viên lại quá lớn, không bố trí dạy thực hành bài tập lái xe theo quy định của bộ GTVT…Các sai phạm được “lật tẩy” lần này đã đặt ra câu hỏi lớn: "Liệu hàng nghìn ngừoi được cấp giấp phép lái xe mỗi năm có bao nhiều phần trăm thực sự có thể lái xe an toàn?"  

"Qua đợt kiểm tra vừa rồi, Thanh tra Bộ GTVT đã có kiến nghị sửa đổi một số quy định cụ thể như không cho những trung tâm nhỏ lẻ hoạt động, mà cần tập trung về một mối. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng đào tạo tràn lan, thậm chí, cố tình lôi kéo người học bằng nhiều cách,” ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải cho biết.

Động đến đâu cũng có sai phạm:

Theo đánh giá của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải qua đợt kiểm tra tại 5 Sở Giao thông Vận tải, 25 cơ sở đào tại lái xe ôtô, 4 cơ sở lái xe môtô, 15 trung tâm sát hạch tại các địa phương gồm TP.HCM, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Hậu Giang cho thấy, hiện nay, các cơ sở đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe vẫn tồn tại nhiều hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, sai sót trong công tác giáo vụ, các cơ sở đào tạo, sát hạch bằng lái đang tìm mọi cách để thu hút học viên mà không cải thiện cơ sở vật chất, dẫn đến chất lượng đào tạo bị giảm sút.

Cụ thể, tại 2 đơn vị đào tạo lái xe: Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp thuộc Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và Phân hiệu III Trường Trung cấp nghề khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long tại Hậu Giang, đoàn Thanh tra Bộ đã phát hiện các cơ sở này không có sân tập lái xe, giấy phép đào tạo lái xe đã hết hạn, không bố trí dạy thực hành bài tập lái xe theo quy định… nhưng vẫn nhận trách nhiệm đào tạo và giảng dạy.

Kiểm tra việc đào tạo lái xe tại 4 đơn vị ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm Trung tâm đào tạo - thực nghiệm thuộc Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải III; Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Trung cấp nghề số 7 thuộc Quân khu 7 và Trung tâm dạy nghề Đồng Tiến, báo cáo của đoàn thanh tra cho biết, các đơn vị này đều thiếu xe tập lái, thiếu giáo viên, không đảm bảo chất lượng đào tạo khi số học viên quá lớn.

Ngoài ra, qua thanh kiểm tra 3 Trung tâm Sát hạch lái xe loại 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hậu Giang, cơ quan chức năng cũng bị kiến nghị dừng sát hạch do sân sát hạch không đủ tiêu chuẩn, không có xe phục vụ sát hạch và lưu trữ hồ sơ sát hạch kém.

Bên cạnh đó, đoàn thanh kiểm ra cũng cho biết thêm, công tác giáo vụ kém qua việc Hội đồng sát hạch được bố trí chỗ ngồi chưa đúng quy định, sát hạch viên có sai sót trong việc chấm bài thi sát hạch lý thuyết…

Chứng minh qua thực tế này, Thanh tra Bộ GTVT đưa ra dẫn chứng về công tác đào tạo lái xe tại các tỉnh phía Nam. Qua thanh tra thực tế đột xuất 2 kỳ sát hạch lái xe ôtô, lực lượng chức năng đã phát hiện 3 xe của Trung tâm Thành Công không đạt chuẩn; tại buổi công bố quyết định sát hạch của Trung tâm của Trường Cao đẳng nghề Trung ương III, Hội đồng sát hạch không được bố trí chỗ ngồi đúng quy định.

Hơn nữa, tại các Sở Giao thông Vận tải Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, đoàn thanh tra cũng phát hiện không ít vi phạm, qua đó kiến nghị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe môtô cấp không đúng quy định; kiểm điểm xử lý 8 sát hạch viên có sai sót trong việc chấm bài thi sát hạch lý thuyết môtô hạng A1.

Để chấn chỉnh thực trạng này, Thanh tra Bộ Giao thông đã kiến nghị Bộ Giao thông cần hạ lưu lượng và dừng tuyển sinh đào tạo lái xe của các đơn vị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch đồng thời các trường hợp vi phạm sẽ bị thu hồi giấy phép đào tạo theo quy định.

Loại bỏ các trung tâm nhỏ lẻ:

Nhiều cơ quan chức năng và cá chuyên ra đều cho rằng, chỉ qua những đợt thanh tra, hàng loạt sai phạm mới được “lật tẩy” và điều đó đồng nghĩa câu hỏi đặt ra hàng nghìn học viên đã ra trường, tham gia lưu thông trên đường liệu có đảm bảo an toàn?

Theo Chánh tra Bộ Giao thông Nguyễn Văn Huyện, thời gian tới, sau khi kết thúc đợt kiểm tra tiếp theo, Thanh tra Bộ sẽ kiến nghị sửa đổi một số quy định cụ thể như không cho những trung tâm nhỏ lẻ hoạt động, cần quy về một mối để tập trung quản lý.

“Như vậy, các cơ sở sát hạch, cấp giấy phép lái xe sẽ tránh được tình trạng đào tạo tràn lan, thậm chí, cố tình lôi kéo người học bằng nhiều cách,” ông Huyện khẳng định.

Bên cạnh đó, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, công khai, minh bạch trong tổ chức sát hạch lái xe môtô hạng A1, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Tổng cục Đường bộ đã có văn bản yêu cầu việc sát hạch lái xe môtô hạng A1 ở các đô thị từ loại 2 trở lên phải được thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động; có trang bị máy tính, camera, màn hình theo dõi và công khai quá trình sát hạch; giám sát tất cả các kỳ sát hạch; khuyến khích sát hạch lý thuyết trên máy tính.

“Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, từ ngày 1/7/2013, hệ thống phần mềm của Dự án xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc sẽ được đưa vào sử dụng tại tất cả các Sở Giao thông Vận tải, cơ sở đào tạo lái xe trên toàn quốc. Theo đó, người học lái xe ôtô, môtô trước khi đăng ký vào học đều phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Do vậy, sẽ loại trừ việc người học chỉ cần nộp ảnh và photocopy Chứng minh Nhân dân từ các dịch vụ dịch vụ nhận hồ sơ, đào tạo lái xe môtô hạng A1,” ông Quyền cho hay.

Đánh giá về công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong những năm vừa qua, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nhìn nhận, các cơ sở, trung tâm đào tạo đã có nhiều tiến bộ so với trước như: Thi lý thuyết trên máy tính, có camera giám sát phòng thi lý thuyết và sát hạch được lắp ra bên ngoài để cơ quan chức năng theo dõi đã tránh được những tiêu cực từ tác động của con người.

Tuy nhiên, ông Hiệp cũng nghi ngờ khi đặt ra câu hỏi, các cơ sở sát hạch học viên để lấy bằng hay để lái?

Lý giải vấn đề này, ông Hiệp thừa nhận, các trung tâm đào tạo chủ yếu đầu tư vào sát hạch lái xe sa hình (có trong các trung tâm, cơ sở đào tạo) mà chưa sát hạch lái xe đường dài. Thậm chí, có trung tâm chỉ làm thủ tục sát hạch và nếu có sát hạch thì cũng chưa đủ quãng đường cho người lái đi thực tế.

Lấy ví dụ dẫn chứng, ông Hiệp cho hay, ở nước ngoài, học viên học lái xe sẽ có sát hạch viên về thi và lái. Khi thi xong, lái xe được yêu cầu chạy trên những đoạn khó đi nhất nhằm đánh giá thực tế kỹ năng người lái.

“Đào tạo người lái có thể xã hội hóa, có thể ‘bung’ được, nhưng riêng sát hạch cấp bằng lái thì nên ‘siết’ thật chặt đồng thời tăng cường chú trọng đến việc sát hạch lái xe đường dài,” ông Hiệp bày tỏ quan điểm.
Theo TTXVN

 

---------------------------------------------------------
Trung Tâm Dạy Lái Xe Ô Tô Trường An
Học lái xe ôtô bằng B2, C - Cho thuê xe tập lái
Chúc các bạn có được những phút giây giải trí vui vẻ hoặc thu tập được những thông tin bổ ích